nhân sâm

Làm thế nào để phân biệt nhân sâm thật giả

Cách phân biệt nhân sâm

Nhân sâm là một trong những loại dược liệu quý hiếm, là loại thuốc quý có tác dụng bổ sung tinh lực, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh đang phổ biến hiện nay. Công dụng của sâm được đánh giá cao trong giới y học, đồng thời tạo nên nhiều thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh hiện nay. Giá trị về y tế và cả về tiêu dùng được đánh giá cao.

Từ đó nhiều người săn lùng tìm kiếm loại cây quý giá này. Đồng thời, kèm theo đó là kinh doanh mặt hàng cực phẩm này. Vì giá thành cũng như lợi nhuận cao từ cây thuốc quý, mà có nhiều kẻ đã lợi dụng sự cả tin cũng như thiếu kinh nghiệm và tầm hiểu biết về loại thảo dược này để bán hàng giả ra thị trường. Vậy nên, rất nhiều người lo lắng không biết liệu rằng sản phẩm mình mua có phải là hàng thật, hoặc làm thế nào để phân biệt được nhân sâm thật và nhân sâm giả hiện nay, các loại sâm giả làm từ nguyên liệu nào? Có một vài điều cần lưu ý để tránh việc chúng ta mua trúng hàng giả, đặc biệt là một loại cây dùng cho việc chăm sóc sức khỏe và có giá thành cao như hiện nay.

Nhân sâm
Nhân sâm

Cách phân biệt nhân sâm

Làm giả từ đậu đũa dại: Là loại cây có hình trụ, hình nón hoặc hình thoi, ít mọc nhánh, dài khoảng hơn 20 cm, to khoảng 0,5 – 1,5 cm, bề ngoài củ có màu nâu đỏ, lông trắng mềm, ít chia nhánh, đầu rễ không có, phần đuôi khá nhỏ, cứng và giòn, dễ bị bẻ gãy. Khi cắt ngang thì mặt cắt không có độ bóng, có những chấm nhỏ màu vàng hơi nhạt và mang theo mùi tanh của đậu.

Làm giả từ loại sâm đất: Sâm đất mang hình dạng giống hình nón hoặc hình thoi, mọc nhiều nhánh dài khoảng từ 15 đến 20 cm, đầu đỉnh sâm đất là phần gốc còn sót lại của bộ rễ. Bản chất ban đầu khi chưa làm giả thì bề mặt ngoài có màu đen nâu đất, thô ráp và nhiều vằn vện. Sau khi gia công để làm giả sâm thì ngoài bề mặt có màu vàng nâu, rúm lại, cũng khá thô ráp, đồng thời vì là chất liệu giòn nên dễ dàng bị bẻ gãy, có chất keo và mang vị ngọt, mặt có vằn tia nếu cắt ngang.

Làm giả từ thương thục: Loại này có hình trụ ống đứng, đầu phía phần trên khá thô ráp, nhỏ dần khi đi xuống dưới phần thân, độ dài khoảng 20 cm, mang màu nâu vàng hay màu nâu đen. Phần đỉnh của rễ thương thục có gốc còn sót lại, chất khá dẻo dai, khó bị bẻ gãy như hai loại nêu trên. Nếu cắt ngang phần thân củ có màu nâu vàng đến màu nâu hơi đen, không bằng phẳng, vị đắng, cay và chua, mang mùi tanh khó chịu.

Nhân sâm tươi
Nhân sâm tươi

Làm giả từ sơn oa cự: Phần rễ chính của sơn oa cự mang hình nón và hơi bị dẹt, độ dài khoảng 15 cm, đầu rễ phình khá to, thường mọc thêm 3-5 nhánh rễ, hình dạng khá giống với phần rễ chính. Bề mặt có màu vàng nhạt hoặc vàng nhạt thêm nâu, nhẵn bóng, có phần râu rễ và mang vị đắng.

Làm giả từ hoa sơn lầm: Hoa sơn lâm chưa qua công đoạn làm giả nhân sâm có phần rễ hình tròn hơi dài, hoặc hơi cong, hoặc nhỏ thót dần xuống phần dưới, có độ dài khoảng 9-15 cm. Phần vỏ bên ngoài có màu nâu hơi nhạt. Có khá nhiều nốt sần nổi lên phần trên của rễ ( thân rễ). Sau khi gia công làm giả nhân sâm có màu nâu tro, màu vàng hoặc màu nâu. Loại này cứng, dễ bị bẻ gãy, mang vị ngọt và hơi đắng chát

Dựa vào những đặc điểm của những loại được dùng để làm giả nhân sâm như trên, đồng thời tìm hiểu về những đặc điểm của nhân sâm thật. Từ đó chúng ta có thể đánh giá, so sánh và kiểm định loại dược liệu chúng ta mua về sử dụng nhân sâm có đúng là thật hay không?

 

Theo nhansamtuoi.net

Tham khảo thêm giá sản phẩm :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *