nhân sâm khô

Cách phân biệt nhân sâm khô thật giả

Phân biệt nhân sâm khô

Phân biệt nhân sâm – Ngày nay nhu cầu sử dụng nhân sâm khô tăng cao do công dụng không ngờ từ nó mang lại vì vậy từ đó mà công nghệ chế biến sâm khô phát triển theo thời gian. Khi cầu lớn hơn cung lượng sâm không đáp ứng đủ cho thị trường, nhiều gian thương đã bất chấp mọi thủ đoạn biến những rễ cây thành sâm khô để bán cho người tiêu dùng.

Việc phân biệt sâm thật giả khá phức tạp và chỉ có người có kinh nghiệm mua sâm mới dễ dàng phân biệt được nên nhiều khách hàng đã mua phải hàng giả hàng kém chất lượng. Hiện nay trên thị trường có hai loại sâm hàn quốc là nhân sâm tự nhiên và nhân sâm vườn. Ngoài ra có thể chia theo nguồn gốc địa lý thì có sâm hàn quốc, trung quốc, việt nam, triều tiên… theo cách chế biến thì có sâm tươi, sâm khô… Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng cách nhận biết sâm thật và giả.

Nhân sâm khô
Hồng sâm khô

Nhận biết qua hình dáng bên ngoài của nhân sâm

Thiên sâm

Củ sâm tươi được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng. Sâm tươi được hấp và sấy khô khi lượng nước dưới 14% để đạt màu nâu. Sau khi sâm khô, tiếp tục lựa chọn ra những củ có hình dáng đẹp nhất.

Thiên sâm là củ sâm có hình dáng giống con người vì vậy khi so sánh sâm tươi hàn quốc khô cũng giống như so sánh con người. Người khỏe mạnh săn chắc, da đẹp thì tương  tự thiên sâm cũng như vậy. Những của sâm khô có hình dạng giống con người, săn chắc, da mịn, củ và rễ chiếm 1/3, thân chiếm 2/3.

Về độ dài thì độ dài của củ sâm phải từ 4.5cm trở lên, hai chân phát triển đồng đều.

Sâm cao ly

Củ sâm phải có hình thoi hoặc trụ, phần trên và dưới thót lại, đầu sâm non, phần rễ phân nhánh như cánh tay chân.

Sâm khô trung quốc

Bề mặt của củ sâm trong mờ, nâu hồng, có đốm nâu đục, có khía dọc và vết rễ nhỏ và có các vân tròn phía trên

Nhân sâm khô
Nhân sâm khô

Sâm khô triều tiên

Có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ từ 1.5-3 cm, nhìn thô, đường kính đầu và đuôi bằng nhau, đơn nhánh.

Sâm khô nhật bản

Phần rễ nhỏ, phần trên màu vàng, vỏ hơi ráp, đoạn giữa và dưới thôi, rễ phụ ngắn và hơi thót lại

Sâm khô tây dương

Có hình trụ hoặc thoi, nặng và rất cứng chắc, rễ có đốt nhìn rất rõ, mặt ngoài màu vàng nhạt, vỏ có vằn ngang, vị hơi đắng bột.

Ngoài ra nhân sâm giả còn thường được làm từ rễ cây, sâm đất, niễng rừng thường có hình nón và thoi, phân nhánh dài từ 15-20cm, màu đen, nhiều vằn, thô ráp, khi qua giai đoạn gia công thì sẽ có màu vàng nâu, giòn dễ gãy có vị ngọt.

Trên đây chúng tôi vừa đưa ra cách phân biệt nhân sâm khô đối với từng loại sâm khác nhau để khách hàng có thể sử dụng nhân sâm chất lượng mang lại hiệu quả cao nhất. Kính chúc quý khách hàng sẽ lựa chọn đúng đắn, sở hữu những củ sâm chất lượng.

Theo Nhân sâm tươi

Tin tức cập nhật mới nhất các loại nhân sâm : NHÂN SÂM HÀN QUỐC | CÂY SÂM NGỌC LINH

Xem thêm sản phẩm : SÂM NGỌC LINH | SÂM HÀN QUỐC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *